Có nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra chính yếu tố an toàn về mặt tâm lý sẽ giúp cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Và vai trò của người lãnh đạo cũng góp phần làm nên sự thành công của một cá nhân, một nhóm. Vậy, nhà lãnh đạo cần làm gì để có thể thành công trong việc dẫn dắt một tập thể?
1. Xây dựng lực lượng lãnh đạo “không chức danh”
Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng người có quyền ra lệnh, quản lý mọi việc tại nơi làm việc chỉ có một người đó chính là nhà lãnh đạo. Song, điều này không hoàn toàn đúng khi họ có rất nhiều việc quan trọng phải xử lý và không thể để tâm đến tất cả mọi việc phát sinh trong công việc. Chính vậy, tại các doanh nghiệp luôn tồn tại những cá nhân luôn sẵn sàng dẫn đầu ở từng bộ phận khác nhau. Họ chính là những người lãnh đạo không chức danh.
Một nhà lãnh đạo thông minh hiểu rõ họ không phải là người lãnh đạo duy nhất trong tổ chức. Để mang lại hiệu quả làm việc tốt nhất, cần rất nhiều cá nhân hỗ trợ họ. Tuy nhiên, để có thể xây dựng nên một đội ngũ lãnh đạo không chức danh lại không hề dễ dàng. Nhà lãnh đạo cần thời gian để quan sát, tìm hiểu và rèn luyện các cá nhân xuất sắc để xây dựng cho mình lực lượng này.
2. Hỗ trợ nhân viên phát triển bản thân
Một đặc điểm quan trọng góp phần làm nên một nhà lãnh đạo thành công chính là khả năng truyền cảm hứng, giúp nhân viên phát huy hết khả năng của mình.
Mỗi nhân viên ngày càng hoàn thiện kỹ năng, chuyên môn sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển. Hãy đặt ra các mục tiêu và thử thách để đào tạo các nhân viên trong nhóm của mình.
3. Tổ chức các cuộc họp hiệu quả, chất lượng
Có một đặc điểm dễ dàng nhận thấy là nhân viên thường rất ít phát biểu trong các cuộc họp. Và dĩ nhiên, đó chính là một cuộc họp không hiệu quả. Nhà lãnh đạo cần thu hẹp lại mục tiêu của mỗi cuộc họp và khuyến khích tất cả mọi người nêu ý kiến.
4. Để nhân viên có ý thức chịu trách nhiệm
Một trong những áp lực của nhà lãnh đạo chính là làm thế nào để khiến nhân viên biết chịu trách nhiệm với mỗi hành động của họ. Chắc chắn, không ai là không từng mắc sai lầm trong công việc và quan trọng là họ có thừa nhận những lỗi sai đó.
Ý thức chịu trách nhiệm trong công việc cần được nhà lãnh đạo xây dựng và tạo thành văn hóa doanh nghiệp. Hãy khen ngợi khi nhân viên vượt chỉ tiêu, công nhận kết quả mà mỗi nhân viên đã cố gắng hoàn thành và phản hồi trực tiếp khi họ chưa đạt được mục tiêu.
-Sưu tầm-
- Người bảo vệ (21.02.2019)
- Bảo vệ sự kiện tôn vinh đội tuyển U23 Việt Nam (05.02.2018)
- LUẬT PCCC SỐ 27/2001/QH10 (13.10.2016)
- BẢO VỆ LONG HẢI (30.05.2015)
- Nghị định 96/2016 (21.02.2019)
- NHÂN RỘNG MÔ HÌNH CAMERA Ở PHƯỜNG 12 - QUẬN GÒ VẤP (14.10.2016)
- THÔNG BÁO NGHỈ LỄ 02/09/2015 (14.10.2016)